Cá chép Nhật (cá Koi) có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, người ta thường gọi chung là “cá chép Nhật”.
Cá chép Nhật thường sống ở vùng nước ngọt, có thể sống ở độ mặn 6‰, hàm lượng ôxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5mg/l, pH tối thích: 7 - 8, nhiệt độ nước: 20 - 27oC. Đặc điểm chung của cá chép Nhật là màu sắc đẹp, phối hợp từ các màu cơ bản như: trắng, đỏ, đen, vàng, cam. Hiện nay, có 2 nhóm chính là cá chép đuôi dài và cá chép đuôi ngắn.
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 1 - 2 tháng ương cá đạt chiều dài 3 - 4cm, khoảng 6 - 8 tháng dài 1 mét, nhưng cá nuôi trong bể thường có kích thước nhỏ hơn, tối đa là 60cm. Tuổi thành thục của cá chép từ 8 tháng đến 1 năm tuổi. Con đực có thân hình thuôn dài, hai vây ngực và nắp mang có nhiều nốt sần màu trắng. Con cái có thân hình mập tròn, nở to ở phần bụng, sức sinh sản khoảng 97.000 trứng/kg trọng lượng cá.
Lợi ích mang lại
Khoảng 2 năm nay, một số hộ trong ấp 6, xã Sông Trầu (Trảng Bom, Đồng Nai) mạnh dạn đầu tư nuôi cá chép Nhật. Theo ông Điền, người nuôi cá Koi ở ấp 6, tuy là cá cảnh nhưng cá chép Nhật rất dễ nuôi, đầu ra được các chủ đại lý cung cấp giống mua lại nên chỉ việc chăm lo kỹ thuật và nuôi đạt tiêu chuẩn. Nhà ông có khoảng 1.000m2, với giá bán 70.000 - 80.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu lời trên 50 triệu đồng.
Để hỗ trợ kiến thức trong khâu nuôi, hiện các hộ trong ấp đã liên kết lại thành câu lạc bộ nuôi cá. Theo chia sẻ của câu lạc bộ, cá chép Nhật thời gian nuôi ngắn, chỉ gần 3 tháng/lứa, những ao có nước quanh năm có thể nuôi được 4 lứa/năm. Cá khi bé nuôi hoàn toàn bằng cám, được hơn 1 tháng chuyển sang cho ăn bèo tấm để cá lớn, phát triển đuôi và vây nhiều trông đẹp hơn, bán giá sẽ cao. Vốn đầu tư cá giống 4 triệu đồng/1.000m2, có thể nuôi dày, sau 1 tháng có thể bán dần, nhanh thu hồi vốn.
Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.
Cá Koi rất dễ nuôi và mau lớn
Nước Nuôi Cá koi
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 – 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ Nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.
Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.
Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun) cũng có tác dụng đáng kể.
Thức ăn cho cá koi
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi
, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét